Trường THCS Định An

https://thcsdinhan.dautieng.edu.vn


Sử dụng Photoshop và Flash để thiết kế đồ họa chowebsite.

7508491.jpg

7508491.jpg

Sử dụng Photoshop và Flash để thiết kế đồ họa cho
website.

Đối với một trang web ngoài nội dung, tổ chức thư mục trên đó thì các phần tử đồ họa (baner, hình nền, biểu tượng…) có vai trò quan trọng về yếu tố mỹ thuật cho trang đó. Nó đảm bảo cho trang web của bạn đẹp, độc đáo và hấp dẫn người xem.Sau khi tạo xong trang web riêng của các bạn hãy sử dụng Photoshop và Flash để thiết kế baner, hình nền cho trang của mình.

stock-illustration-7614630-floral-banner-collection

1. Sử dụng Photoshop để thiết kế baner

Các bạn khởi động phần mềm Photoshop. Tạo một trang giấy mới (Ctrl N). Hộp thoại New hiện ra. Bạn có thể điền tên trang này là “banner”. Kích thước banner trong các trang web của violet.vn có chiều ngang (width) là 770 pixels, còn chiều cao thì tùy ý. Tuy nhiên bạn không nên để chiều cao quá lớn làm cho banner choán hết cả màn hình máy tính. Bạn nên để ở độ cao (height): 100 pixels đến 200 pixel thôi.Nhấn OK để đồng ý tạo trang giấy mới. Trang giấy có kích thước đúng như bạn đặt đã hiện ra, và bây giờ các bạn sẽ đưa các thông tin cần thiết vào đây để thể hiện nội dung của baner.Một banner cũng có những yêu cầu về nội dung và mỹ thuật của nó:·        Nội dung:+ Đơn vị chủ quản (nếu có). + Tên đơn vị (là tên trang web).+ Địa chỉ liên lạc.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN DẦU TIẾNG

Ví dụ:

TRƯỜNG THCS ĐỊNH AN

  

Địa chỉ: Âp An Phước-Định An-Bình Dương. Điện thoại: (0650)352749


·        Mỹ thuật:+ Dùng Font chữ dễ đọc, rõ ràng: không dùng chữ quá hoa lá, uốn lượn,… hay chữ có nét quá mảnh. Nên dùng chữ in hoa với dòng tên trang web, chữ thường với dòng địa chỉ. Dòng địa chỉ chỉ cần nhỏ, vừa đủ để đọc được, không nên quá lớn và chiếm nhiều diện tích. Mầu của chữ cũng nên nổi bật so với nền+ Phần nền trang trí nên có tông màu thích hợp, không quá lòe loẹt khiến người xem nhức mắt như màu hồng tươi, màu xanh nõn chuối sáng rực, v..v… Bạn có thể thêm lô gô – biểu trưng của đơn vị, ảnh minh họa,… Lôgô phải rõ ràng và chính xác. Ảnh minh họa: đã là minh họa thì chỉ ở một phần của banner. Nếu choán cả banner thì chỉ nên mờ nhạt đằng sau chữ làm nền.Ví dụ:

1.1. Tô màu nền:

Chọn công cụ tạo vùng chọn hình chữ nhật:   Rectangular Marquee Tool (M) khoanh lấy toàn bộ phần banner. Lúc này bạn đang chọn trên Layer background.Bạn chọn mầu để đổ lên vùng chọn này bằng cách nhấn vào ô Set foregronund color . Bảng Color Picker hiện ra. Bạn chọn lấy một mầu như mong muốn và nhấn OK. Trở lại vùng chọn, bạn nhấn Alt + Delete để đổ màu lên vùng chọn. (*)

1.2. Tạo thanh đầu trang (header):

Mỗi website thuộc hệ thống website của violet.vn khi thành viên đăng nhập vào thì sẽ hiển thị lời chào và tên thành viên đó phía trên cùng bên phải website.Ví dụ: Xin chào cô giáo: Đỗ Thị Hà                        Xin chào thầy giáo: Ngô Văn ChinhVì vậy bạn cần tạo một mảng mầu nằm ngang phía trên có độ cao khoảng 30 pixel. Mảng mầu này có mầu sáng vì lời chào hiển thị chữ màu đen (mặc định).Bạn tạo một layer mới chứa mảng mầu này: trên thanh menu chọn:Layer®Layer…(Ctrl + Shift + N). Bảng New Layer hiện ra. Bạn điền tên cho layer này vào mụcName để dễ quản lý. Ví dụ tôi đặt tên là “đầu trang”: dau trangSau đó nhấn OK để tạo layer mới.(**)Trên Layer đầu trang bạn lại tạo một vùng chọn bằng công cụ  Rectangular Marquee Tool (M). Trên thanh tùy chọn của công cụ này, mục Style, chọn Fixed size.Ô Width (chiều rộng) bạn chọn bằng nhiều ngang của banner: 770 pixelÔ Heitgh (chiều cao) bạn chọn khoảng 30 pixelNhấn chuột lên trang giấy, bạn sẽ thấy vùng chọn hiện ra có kích thước đúng như bạn đã đặt. Bạn di chuyển vùng chọn lên phía trên cùng của banner. Chọn mầu và đổ lên vùng chọn. (như mục (*))

1.3. Viết tên đơn vị, địa chỉ:

Chọn công cụ  Type Tool (T), click chuột vào màn hình khi hiện ra con thanh type nhấp nháy thì bạn gõ chữ. Gõ xong bạn chọn công cụ Move Tool (V) để thoát khỏi công cụ Type Tool (T)Để thay đổi font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề, mầu chữ, v…v… bạn chọn trên thanh tùy chọn:Bạn tạo hiệu ứng cho chữ như: bóng đổ, tỏa sáng, nổi bóng, v…v…như sau: Trong bảng layer, bạn chọn đến layer chữ đó và chọn vào  Add a layer style. Bảng Layer style hiện ra và bạn chọn hiệu ứng mà mình mong muốn:

 

Blending Options: lựa chọn chung.Drop Shadow: bóng đổ.Inner Shadow: bóng đổ vào trong.Outer Glow: tỏa sáng ra xung quanh.Inner Glow: tỏa sáng vào trong.Bevel and Emboss: tạo khối nổi.Contour: viền xung quanh.Texture: tạo bề mặt.Satin: làm bóng bề mặt.Color Overlay: phủ mầu lên bề mặt.Gradient Overlay: tạo chuyển mầu bề mặt.Pattern Overlay: tạo chất liệu trên bề mặt.Stroke: Nét bao quanh.

Lúc này bạn đã hoàn thành được 50% công đoạn thiết kế banner của mình.Bây giờ ta còn một việc nữa là làm cho nó đẹp hơn, thêm logo, thêm hình minh họa, v…v…

1.4. Trang trí

Để thêm logo vào banner, bạn kéo file ảnh logo từ máy tính vào giao diện phần mềm photoshop. Lúc này hình logo đã nằm trong phần mềm photoshop nhưng đang ở cửa sổ khác cửa sổ banner mà ta đang thiết kế. Bạn dùng công cụ Move Tool (V), chọn và giữ chuột hình logo, kéo sang cửa sổ ta đang thiết kế banner.Nếu logo bị to quá, bạn chọn layer chứa logo, nhấn Ctrl + T. Xung quanh hình layer xuất hiện các nút vuông. Đưa chuột đến nút ở góc, khi xuất hiện mũi tên chéo 2 chiều, ta giữ vào nút đó và phím Shift, kéo cho nhỏ lại hợp lý. Nhấn Enter. Dùng công cụMove Tool (V) để di chuyển logo, đặt nó vào vị trí mà bạn muốn.Trong một số trường hợp, vì logo của bạn là hình tròn, hay hình thoi,…  nên xung quanh có phần trắng thừa. Bạn dùng công cụMagic Wand Tool (W) chọn lấy vùng đó, nhấn phím Delete để xóa đi là xong!Để thêm hình ảnh như ảnh đơn vị của bạn, ảnh học sinh, bông hoa, v…v…. Bạn cũng kéo ảnh vào màn hình soạn thảo như đã kéo logo vào.Bạn có thể dùng công cụ tẩy: Erase Tool (E) để tẩy nét cạnh của tấm ảnh để làm mềm bức ảnh. Chú ý chọn tẩy nét to (tăng Brush), và chọn độ tẩy nhẹ (giảm Opacityvà Flow).Lúc này bạn đã hoàn thành banner của mình:

1.5. Xuất ra dạng ảnh

Bước cuối cùng là bạn sẽ xuất file Photoshop này ra thành một file ảnh để đưa lên trang web. Ảnh để đưa lên Web cần phải nhẹ đến mức tối đa để trang web không bị chậm. Bạn vào File®Save for web (Alt + Shift + Ctrl + S). Trong bảng Save for web, bạn chọn ảnh dạng JPEG, chất lượng (Quality) là 60. Nhấn Save. Cửa sổ Save as hiện ra, bạn chọn nơi lưu bức ảnh lại trong máy tính của mình và nhấn OK.·        Ghi chú - Thủ thuật:Bạn có thể lấy một bức ảnh hoa lá nào đó làm nền thay vì cả một mảng mầu. Nếu bức ảnh quá rõ, bạn có thể làm mờ đi bằng cách giảmOpacity của layer ảnh nền này đi trong bảng Layer.·        Ghi nhớ:Công việc thiết kế có những quy tắc chung về mỹ thuật để sao cho đẹp. Tuy nhiên cũng luôn cần có sự sáng tạo để có những cách nhìn mới đẹp hơn. Vì vậy khi thiết kế, các bạn không cứ phải đặt logo ở vị trí đó, không cứ phải đặt chữ ở vị trí cân đối và ảnh ở góc như thế. Mỗi người có những cách thể hiện, có những ý tưởng khác nhau nên bạn cứ thỏa sức sáng tạo, miễn sao nội dung đầy đủ, banner mầu sắc đẹp – phù hợp, rõ ràng, v…v…·        Bài tập:-         Thiết kế một banner kích thước 770 x 170 pixel.-         Nội dung mang tên của đơn vị mình-         Có logo (hoặc không)-         Có ảnh minh họa-         Bố cục khác với ví dụ của giáo trình.

2. Sử dụng Flash để tạo baner có hình ảnh động.

2.1. Thiết kế banner

Trên một góc baner bạn có thể đặt các hình ảnh chuyển động qua lại làm cho baner thêm sinh động, hấp dẫn. Chúng ta sẽ thực hiện điều này thông qua chương trình Macromedia Flash 8.Các bạn sẽ chuẩn bị 4 bức ảnh để tạo hiệu ứng chuyển ảnh trên một góc baner.Khởi động phần mềm Flash. Chọn Flash document để tạo trang giấy mới.Việc đầu tiên là bạn phải đặt kích thước cho trang giấy mới. Banner của các website trên hệ thống của violet.vn có chiều ngang chung là 770pixel. Còn chiều cao của banner thì tùy ý. Tuy nhiên các bạn chỉ nên để chiều cao ở khoảng 100pixel đến 200pixel là vừa đủ. Ví dụ: hãy tạo một Flash Document với kích thước là Width: 770, Height: 170.Tại Layer 1, đổi tên thành “baner”, sau đó, các bạn sẽ đưa ảnh baner được thiết kế trên Photoshop vào vùng làm việc bằng lệnh: File®Import®Import to stage. Đặt bức ảnh vừa khít với vùng làm việc (stage) của Flash.Tiếp đó, tạo một Layer 2 và kéo thả file ảnh 1(đã chuẩn bị sẵn) vào trang thiết kế Flash. File đó sẽ nằm trên Layer 2 mà bạn vừa tạo.Bức ảnh có thể quá to hoặc bị nhỏ. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi được kích thước của chúng bằng công cụ Free Transform Tool (Q) . Khi bạn chọn vào công cụ này, xung quanh bức ảnh sẽ có những nút vuông màu đen, bạn giữ chuột để kéo làm thay đổi kích thước của ảnh. Nếu bạn muốn thay đổi độ lớn mà giữ nguyên tỉ lệ chiều cao và chiều ngang, bạn giữ phím Shift khi thay đổi kích thước. Sau khi điều chỉnh, hãy đặt bức ảnh vào vị trí phù hợp trên baner.Bây giờ, bạn phải biến đối tượng ảnh đó thành một Movie Clip. Bạn chọn nó rồi nhấn phím F8. Click vào ô Movie Clip và nhấn OK. Đối tượng ảnh đã chuyển sang dạng Movie Clip.Bạn dùng công cụ Selection Tool (V) nhấn đúp vào đối tượng Movie Clip này. Như vậy bạn đã ở trong Movie clip này.Trong Movie Clip (đoạn phim) này, bạn sẽ tạo ra nhiều Layer (Insert Layer), mỗi Layer bạn sẽ để một bức ảnh. Mỗi bức ảnh bạn sẽ lại nhấn F8 và chuyển nó sang định dạng Movie Clip. Các bức ảnh này nằm trên cùng 1 vị trí.Sau đây ta sẽ làm cho chúng thay nhau xuất hiện. Ở bức ảnh thứ nhất (photo 1), trên Time line (dòng thời gian), bạn chọn frame 20, nhấn F6 để tạo một Key Frame.Tiếp tục nhấn F6 ở Frame 5 và Frame 15.Chọn Frame 1 và Frame 20,  sau đó click chọn bức ảnh, rồi mở bảng thuộc tínhProperties kéo Alpha trong mục Color xuống bằng 0%.Nhấn chuột phải vào Frame trong khoảng giữa của Frame 1 và Frame 5, giữa của Frame 15 và Frame 20, chọn Creat Motion Tween.Làm tương tự như trên với các bức ảnh còn lại (photo 2, photo 3, …)Bôi đen cả Time line của bức ảnh thứ 2 (photo 2) và dịch chuyển sao cho Key frame thứ nhất nằm ở frame 20.Bôi đen cả Time line của bức ảnh thứ 3 (photo 3) và dịch chuyển sao cho Key frame thứ nhất nằm ở frame 40.Để kéo dài thời gian xuất hiện của ảnh, bạn chỉ cần kéo dài thêm frame xuất hiện của mỗi bức ảnh (khoảng giữa 2 Key Frame có Alpha = 100%): Nhấn vào frame ở giữa, nhấn F5 trên bàn phím để chèn thêm frame.Dùng công cụ Selections Tool (V) nhấn đúp ra ngoài vùng có ảnh bạn sẽ thoát ra khỏi Movie Clip chứa nhiều Movie Clip nhỏ này.

2.2. Xuất bản ra file

Sau khi hoàn thành, banner của bạn có thể được sắp xếp như ví dụ sau:Bạn lưu file Flash này lại: vào File chọn Save. Bảng Save As hiện ra, bạn điền tên file và chọn nơi lưu giữ file này trong máy tính và nhấn OK.Bạn giữ phím Ctrl và nhấn Enter. Như vậy Flash đã xuất ra một file SWF ngay cạnh file mà bạn vừa lưu. Đây chính là file banner bằng Flash của bạn·        Ghi chú - Thủ thuật:Bạn có thể thiết kế trực tiếp trên Flash một baner như trên mà không cần đến ảnh baner được thiết kế qua Photoshop.Bạn có thể tạo một Layer làm Layer mặt nạ (Mask) cho Layer chứa Movie Clip. Trên Layer đó bạn vẽ một hình bằng công cụ Pen Tool (P). Movie Clip có các ảnh chuyển đổi sẽ chỉ hiện ra trong hình mà bạn vẽ. (Tìm hiểu thêm về cách tạo nền, chữ, mặt nạ trênhttp://daotao.violet.vn)

Tác giả: Trần Ngọc Thơm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây