Chào mừng kỷ niệm 37 năm Ngày Giải phóngmiềnNam(30/4/1975 – 30/4/2012)

Thứ tư - 25/04/2012 16:47
Chào mừng kỷ niệm 37 năm Ngày Giải phóng
miềnNam(30/4/1975 – 30/4/2012)

Chào mừng kỷ niệm 37 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2012)

 

34f937fe3d039a.img

CUỘC VẬN ĐỘNGTUỔI TRẺ VIỆT NAM HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC”  

Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị

----------------

* Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Hồ Chí Minh khẳng định: Đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành. Người viết: "Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"1.

Người quan niệm: đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục. Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện thường xuyên trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng, trong mọi mối quan hệ của mình.

 

 

Phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời.  Người dạy: "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày. Người dạy: "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân".

Chính tấm gương đạo đức trong sáng, suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là sự quy tụ đặc sắc nhất những giá trị của đạo đức cách mạng của Người. Đặc biệt, việc Hồ Chí Minh giải thích cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư bằng thực tiễn, bằng tấm gương, rèn luyện đạo đức cần mẫn hằng ngày của Người, đã củng cố thêm giá trị những phẩm chất này, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống nhân dân.

Theo Hồ Chí Minh, cần có nghĩa là cần cù, siêng năng, chăm chỉ trong học tập, trong lao động, trong chiến đấu và trong sản xuất; cần còn có nghĩa là làm việc có phương pháp, có khoa học và có trí tuệ. Cần mà không có trí tuệ thì đó cũng chỉ là bán thân bất toại.

Kiệm là tiết kiệm thời gian, tiền bạc của cải vật chất và tinh thần cho nhân dân, không lãng phí, tiêu dùng hợp lý nhằm mục đích mở rộng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Liêm là liêm khiết, trong sáng, không tham của cải vật chất, không tham địa vị, không tham sung sướng; không nịnh hót kẻ trên và cũng không thích người khác tâng bốc mình.

Chính là luôn đấu tranh để bảo vệ lẽ phải, lên án những cái xấu, cái sai trái.

Chí công vô tư là mình vì mọi người; luôn luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân lên hàng đầu; khi khó khăn thì đi trước, hưởng thụ sau; không tham tiền tài, địa vị, danh vọng, chỉ có một mục đích cao nhất là làm sao để cuộc sống của nhân dân no đủ, hạnh phúc, đất nước phồn vinh.

Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư đối với người, với việc. "Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau", "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ". Muốn chí công vô tư thì phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân.

Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.

Hồ Chí Minh thực hành triệt để tất cả những quan niệm đạo đức mình đưa ra, thậm chí Người còn làm nhiều hơn, tốt hơn những gì Người nói.

Trong công việc, Hồ Chí Minh sắp xếp có kế hoạch, giờ nào việc ấy và bằng mọi cách duy trì thời gian biểu đã vạch ra. Người thường xuyên suy nghĩ để đổi mới cách nghĩ, cách làm, tìm tòi những biện pháp tối ưu để công việc được tiến hành nhanh chóng, đạt hiệu quả cao nhất.

Không chỉ xây dựng kế hoạch làm việc của cá nhân, Hồ Chí Minh còn phân công hợp lý công việc cho mọi người, để ai cũng có thể làm đúng năng lực, phát huy sở trường, khắc phục sở đoản của mình. Đặc biệt, trong công việc và sinh hoạt đời thường, Hồ Chí Minh luôn tôn trọng nhân cách người khác; Người biết nâng con người lên, khuyến khích, động viên để con người thấy rõ giá trị đích thực của cuộc sống, có khát vọng sống làm người mãnh liệt và có ý nghĩa. Người tin tưởng ở tính tự giác và tinh thần trách nhiệm của mọi người, nhưng không bao giờ sao nhãng việc kiểm tra, đánh giá công việc của từng người, khen thưởng, động viên kịp thời những cá nhân cần cù, sáng tạo trong công việc.

Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm, giữ liêm khiết, trong sạch trở thành phong cách riêng của Người ở mọi lúc, mọi nơi. Người sống trung thực, chân thành với chính mình và với người khác.

Hồ Chí Minh là một tấm gương đấu tranh không mệt mỏi chống lại cái ác, cái xấu trong xã hội, trong mỗi con người, chống lại những biểu hiện tiêu cực, nhất là căn bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu trong bộ máy tổ chức của Đảng, Nhà nước để các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước thật sự trong sạch, đại diện cho nhân dân. Hồ Chí Minh có thái độ rõ ràng, công minh trước công và tội của từng cá nhân. Người viết nhiều bài báo giáo dục, cảnh tỉnh cán bộ, đảng viên không được phép làm "quan cách mạng", phòng tránh những cám dỗ đời thường để không bị ngã gục trước những "viên đạn bọc đường". Người đã trực tiếp chỉ đạo xét xử những vụ án lớn; phân tích thấu tình đạt lý những nguyên nhân dẫn đến lỗi lầm của cán bộ, đảng viên, trong đó có đảng viên có chức, có quyền. Người chỉ ra hậu quả kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức mà các hành vi phạm tội gây ra, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân vào luật pháp, vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

Nguồn: Tài liệu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia.  (còn tiếp kỳ sau…)

 

THEO DÒNG LỊCH SỬ: NGÀY NÀY NĂM ẤY

Những ngày đáng nhớ trong tháng 4:

25-4-1976: Ngày tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất.

27-4-1998: Ngày mất của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

30-4-1975: Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

1-5-1886: Ngày Quốc tế Lao động.

 

25-4-1976: Ngày tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất

 clip_image001

Ngày 25-4-1976, nhân dân khắp hai miền Bắc - Nam nô nức tham gia Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Đây là lần thứ hai cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức trên phạm vi cả nước, sau lần đầu tổ chức từ ngày 6-1-1946. Hơn 23 triệu cử tri (98.8% tổng số cử tri) đi bầu và đã bầu ra 492 đại biểu. Kết quả của Tổng tuyển cử là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên con đường tiến tới hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

Ngày 24-6-1976, Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, được gọi là  Quốc hội khóa VI với ý nghĩa kế tục sự nghiệp của 5 khóa Quốc hội trước, họp kỳ đầu tiên tại  Hà Nội. Quốc hội quyết định đặt tên nước Việt Nam thống nhất là Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua chính sách đối nội, đối ngoại, bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của Nhà nước, quy định các nguyên tắc xây dựng bộ máy chính quyền các cấp, quy định quốc kỳ, quốc ca, bầu Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Với kết quả của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, công việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước đã hoàn thành, đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân, đáp ứng yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, tập trung cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thống nhất, mở ra khả năng to lớn để phát triển quan hệ với các nước trên thế giới.

Những thành quả bước đầu trong sự nghiệp thống nhất đất nước năm đầu tiên sau hòa bình đã cho phép hai miền cùng bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm trên phạm vi cả nước. 

Nguồn: lichsuvietnam.vn

-------------------

27-4-1998: Kỷ niệm ngày mất cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

 clip_image002

Đồng chí Nguyễn Văn Linh, tên thật là Nguyễn Văn Cúc, sinh ngày 01/7/1915 trong  một gia đình công chức tại xã Giai Phạm, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.

Năm 1929, tham gia Học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo.

Ngày 01/5/1930, bị địch bắt, kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo.

Năm 1936, do thắng lơi của Mặt trận Bình dân Pháp, đồng chí được trả tự do, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tham gia hoạt động trong công nhân lao động ở Hải Phòng, Hà Nội. Năm 1939, Đảng điều động vào công tác ở Sài Gòn, tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố. Cuối năm 1939, ông được phân công tham gia lập lại Xứ uỷ Trung kỳ. Đầu năm 1941, bị địch bắt ở Vinh, rồi bị đưa về Sài Gòn xử án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo lần thứ hai.

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí được đón về Nam Bộ hoạt động ở miền Tây, sau đó lên Sài Gòn - Chợ Lớn trực tiếp lãnh đạo kháng chiến với các chức vụ Bí thư Thành uỷ, Bí thư Đặc khu uỷ Sài Gòn - Gia Định.

Năm 1947, đồng chí được bầu vào Xứ uỷ Nam Bộ. Năm 1949, đồng chí tham gia Thường vụ Xứ uỷ Nam Bộ. Từ 1957 đến 1960, đồng chí là quyền Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ. Năm 1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương chỉ định làm Bí thư Trung ương Cục và sau đó là Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam.

Năm 1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương chỉ định làm Bí thư Trung ương Cục và sau đó là Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Năm 1976, đồng chí là Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. 

Tháng 12/1976, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng, được phân công giữ các chức vụ Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa của Trung ương, Trưởng ban Dân vận Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đến năm 1980. Sau đó, được phân công theo dõi thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chính phủ ở các tỉnh miền Nam.

Tháng 12/1981, đồng chí làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 3/1982, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 6/1985, tại Hội nghị Trung ương 8, đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị, làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 6/1986, được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, và được phân công Thường trực Ban Bí thư.

Tháng 12/1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được Trung ương bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đây nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ Đổi mới .

 Năm 1987, đồng chí kiêm chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự Trung ương. Tháng 6/1987, đồng chí được bầu làm Đại biểu Quốc hội khoá VIII. Tháng 6/1991, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, đồng chí được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 6/1996, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, được cử lại làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

 Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã trải qua biết bao gian khổ về vật chất và tinh thần, bình tĩnh trước mọi hiểm nguy và biến cố, có niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, có tầm nhìn chiếc lược và tình thương yêu đồng bào, đồng chí sâu sắc.  Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh là nhà lãnh đạo uy tín của dân tộc, có đóng góp to lớn cho cách mạng Việt Nam, đặc biệt tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng  trong công cuộc đổi mới của toàn Đảng và toàn dân ta. Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí mãi là tấm gương sáng cho nhân dân noi theo.

 Với những đóng góp to lớn cho đất nước, Đồng chí đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều Huân, Huy chương và các phần thưởng cao quý khác.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh mất ngày 27/4/1998 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 83 tuổi.

---------------------

30-4-1975: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

 

Sau một tháng tiến công và nổi dậy, quân dân ta đã giành toàn thắng trong 2 chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, giải phóng hơn nữa đất đai và nử số dân toàn miền Nam,chiếm giữ một khối lượng lớn vật chất trang bị phương tiện chiến tranh. Các lực lượng vũ trang của ta trưởng thành nhanh chóng.

Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 25/3/1975 đã quyết định chuẩn bị chiến dịch giải phóng Sài Gòn mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ngày 9/4 quân ta tiến công Xuân Lộc, một căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông. Tại đây đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt. Ngày 16/4 quân ta phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang. Ngày 21/4 toàn bộ quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy. Cũng ngày này Nguyễn Văn Thiệu đã tuyên bố từ chức Tổng thống.

17 giờ ngày 26/4 quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Tất cả 5 cánh quân từ các hướng vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào Sài Gòn.

Đêm 28 rạng sáng 29/4 tất cả các cánh quân của ta được lệnh đồng loạt tổng công kích vào trung tâm thành phố, đánh chiếm tất cả các cơ quan đầu não của địch.

9 giờ 30 phút ngày 30/4 Dương Văn Minh vừa lên làm Tổng thống đã kêu gọi “ngừng bắn để điều đình giao chính quyền” nhằm cứu quân nguỵ khỏi sụp đổ.

10giờ 45 phút ngày 30/4 xe tăng của ta tiến thẳng vào dinh Tổng thống nguỵ (dinh Độc Lập), bắt sống toàn bộ ngụy quyền Trung ương. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ tổng thống ngụy, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Miền Nam được giải phóng, đất nước hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối.

 

Tác giả: Trần Ngọc Thơm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video Clips
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay56
  • Tháng hiện tại19,286
  • Tổng lượt truy cập1,902,936
Văn bản PGD

KH số 14/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 13/03/2024. Trích yếu: Phổ biến GDPL năm 2024

Ngày ban hành: 13/03/2024

KH số 12/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: thực hiện PC tội phạm, TNXH...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 44/PGDĐT-THCS

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: Dạy thêm, học thêm...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 36/PGDĐ

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Đánh giá Thư viện

Ngày ban hành: 01/03/2024

CV số 35/PGDĐT

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Cuộc thi trực tuyến

Ngày ban hành: 01/03/2024

KH số 11/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 29/02/2024. Trích yếu: Lựa chọn SGK

Ngày ban hành: 29/02/2024

KH số 09/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Công tác phòng, chống tham nhũng...

Ngày ban hành: 21/02/2024

CV số 31/PGDĐT-THCS

Ngày ban hành: 28/02/2024. Trích yếu: Hướng dẫn kiểm tra giữa kỳ ...

Ngày ban hành: 28/02/2024

CV số 14/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 22/01/2024. Trích yếu: thuyên chuyển công tác

Ngày ban hành: 22/01/2024

CV số 12/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 19/01/2024. Trích yếu: GD KNS

Ngày ban hành: 19/01/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây