Bài 21. Thêm trạng ngữ cho câu

Bài 21. Thêm trạng ngữ cho câu
CHÀO MỪNG QUÝ
THẦY CÔ
VỀ DỰ GIỜ LỚP 7A2
Câu 1: Câu đặc biệt là câu
Chỉ có vị ngữ.
Cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
Chỉ có chủ ngữ
Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
KIỂM TRA BÀI CŨ
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
Trên cao, bầu trời trong xanh không một gơn mây.
Hoa Sim !
Mưa rất to.
Lan là học sinh.
KIỂM TRA BÀI CŨ
Hãy lựa chọn câu trả lới đúng nhất.
Gọi đáp.
Làm cho thông tin được ngắn gọn hơn.
Bộc lộ cảm xúc.
Câu 2: Trong các dòng sau đây, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt ?
Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật hiện tượng.
KIỂM TRA BÀI CŨ
Hãy lựa chọn câu trả lới đúng nhất.
VÍ DỤ
Câu 1: Mùa xuân! Cây cối đâm chồi nẩy lộc.

Câu 2: Mùa xuân, cây cối đâm chồi nẩy lộc.


Em có nhận xét gì về hai cụm từ mùa xuân trong hai ví dụ trên?
//
CN
TN
VN
TIẾT 94
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
TIẾT 94: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. Đặc điểm của trạng ngữ:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu
hỏi.
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời,
người dân cày Việt Nam dựng nhà,
dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre
ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.[…]
Tre với người như thế đã mấy nghìn
năm. Một thế kỉ “văn minh”, “ khai
hoá” của thực dân cũng không làm ra
được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất
vả mãi với người. Cối xay tre nặng
nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm
thóc. ( Thép Mới)
Các trạng ngữ:
Từ nghìn đời nay
Dưới bóng tre xanh
- Đã từ lâu đời
Đời đời, kiếp kiếp
Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu nội dung gì?
 Bổ sung thông tin về địa điểm
 Bổ sung thông tin về thời gian
 Bổ sung thông tin về thời gian
 Bổ sung thông tin về thời gian
1 Ví dụ: (SGK/ 39)
? Có thể chuyển trạng ngữ trong câu sau sang những
vị trí nào?
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt
Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang.
Có thể chuyển trạng ngữ trong câu trên sang các vị trí:
- Người dân cày Việt Nam, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu
đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang.
- Người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng
khai hoang, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời.
Từ ví dụ trên, em thấy trạng ngữ có thể đứng ở những vị trí nào trong câu?
 Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu
Giữa trạng ngữ và các thành phần chính của câu được phân biệt bằng dấu hiệu nào?
2. Nhận xét: Ghi nhớ: (SGK/39)
TIẾT 94: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
Ví dụ: Trong hai câu dưới đây, câu nào có trạng ngữ, câu nào không có trạng ngữ ? Vì sao?
Câu 1: Tôi đọc báo hôm nay.


Câu 2: Hôm nay, tôi đọc báo.

- Câu 1: không có trạng ngữ vì cụm từ “ hôm nay ” là phụ ngữ cho cụm động từ (bổ nghĩa cho động từ “đọc”).

- Câu 2: cụm từ “hôm nay” là trạng ngữ được thêm vào để cụ thể hoá ý nghĩa về mặt thời gian cho câu.
TIẾT 94: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
II. Luyện tập:
Bài tập 1: SGK/39,40:
- Câu có cụm từ mùa xuân làm
trạng ngữ là câu b.
- Trong các câu còn lại, từ mùa
xuân đóng vai trò:
+ Câu a: làm chủ ngữ ( mùa
xuân 1,2,3), vị ngữ (mùa xuân 4).
+ Câu c: làm phụ ngữ trong
cụm động từ.
+ Câu d: câu đặc biệt.
Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ? Trong những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?
a. Mùa xuân cùa tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh.
b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
c. Tự nhiên như thế ai cũng chuộng mùa xuân.
d. Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
TIẾT 94: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
II. Luyện tập:
Bài tập 2, 3: SGK/40.
Các trạng ngữ:
a.-… như báo trước mùa về của một
thức quà thanh nhã và tinh khiết.
-… khi đi qua những cánh đồng xanh,
mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân
lúa còn tươi,…
- Trong cái vỏ xanh kia,…
- Dưới ánh nắng,…
 Trạng ngữ chỉ thời gian
 Trạng ngữ chỉ nơi chốn
 Trạng ngữ chỉ nơi chốn
 Trạng ngữ chỉ nơi chốn

b.-… với khả năng thích ứng với
hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa
nói trên đây,…
 Trạng ngữ chỉ cách thức
Hoạt động nhóm
Thời gian: 3 phút
Tìm trạng ngữ có trong đoạn trích dưới đây, phân loại các trạng ngữ đó.
Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy mùi
thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý
trong sạch của trời. ( Thạch Lam)

b. Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
( Đặng Thai Mai)
TIẾT 94: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
Bài tập 3b: SGK/40.
Kể thêm những loại trạng ngữ khác mà em biết. Cho ví dụ minh hoạ.
- Ngày mai,
tôi đi Hà Nội.
-> Trạng ngữ chỉ thời gian.
- Trên đường,
xe cộ tấp nập qua lại.
-> Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
- Vì dầm mưa,
nên em đã bị ốm.
-> Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
- Để đạt danh hiệu học sinh giỏi,
em phải cố gắng rất nhiều.
-> Trạng ngữ chỉ mục đích.
- Bằng xe đạp,
nó đến trường mỗi ngày.
-> Trạng ngữ chỉ phương tiện.
- Một vài lần,
tôi đề nghị nó đọc to từ này.
-> Trạng ngữ chỉ cách thức.
- Như một con thiêu thân,
nó suốt ngày lao vào chơi game.
-> Trạng ngữ chỉ sự so sánh.
TIẾT 94: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1. Học bài:
- Học thuộc nội dung phần ghi nhớ, nắm vững đặc điểm của trạng ngữ.
- Hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Làm bài tập sau: Viết một đoạn văn về chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng trạng ngữ, gạch chân các trạng ngữ đó.
2. Soạn bài:
- Soạn bài: “Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng Minh”.
+ Đọc kĩ và thực hiện đầy đủ theo các yêu cầu
trong SGK.
+ Tập giải quyết bài tập trong SGK/ 43/

CHÚC THẦY CÔ VÀ CÁC EM SỨC KHOẺ!
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Bài 21. Thêm trạng ngữ cho câu
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Nguyễn thị Vân Anh
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Ngữ văn 7
Gửi lên:
28/01/2015 20:17
Cập nhật:
28/01/2015 20:17
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
1.20 KB
Xem:
772
Tải về:
123
  Tải về
Từ site Trường THCS Định An:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Video Clips
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay687
  • Tháng hiện tại18,545
  • Tổng lượt truy cập1,926,364
Văn bản PGD

CV số 69/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Tháng ATTP năm 2024

Ngày ban hành: 17/04/2024

TB số 21/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Ngày Sách và VH đọc

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: an toàn cho trẻ MN

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 71/PGDĐT

Ngày ban hành: 16/04/2024. Trích yếu: thực hiện Bộ pháp điển

Ngày ban hành: 16/04/2024

20/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 16/04/2024. Trích yếu: công tác Dân vận 2024

Ngày ban hành: 16/04/2024

CV số 66/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 12/04/2024. Trích yếu: Thực hiện học bạ điển tử

Ngày ban hành: 12/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 12/04/2024. Trích yếu: Tổ chức Ngày sách và VH đọc

Ngày ban hành: 12/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 12/04/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác quản lý và bảo đảm AT cho trẻ trong các CSGD MN trên địa bàn huyện

Ngày ban hành: 12/04/2024

KH số 19/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 01/04/2024. Trích yếu: Thi hành PL

Ngày ban hành: 01/04/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây